Cách sử dụng túi nilon một cách hiệu quả và hợp lí

Túi nilon: Những thắc mắc cần được giải đáp và tận dụng chúng hiệu quả

 

Túi nilon hay bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải… Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thành phần hóa học, tính chất, tác hại và cách sử dụng túi nilon như thế nào để giảm thiểu tác hại của nó đối với sức khỏe và môi trường.

1. Túi nilon được làm từ nguyên liệu nào, đặc tính của nó như thế nào?

Túi nilon được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP) có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Nhựa polyetylen dùng để sản xuất túi nilon thường có hai loại: Polyetylen tỷ trọng thấp (Low Density Polyethylene-LDPE) và polyetylen tỷ trọng cao (High Density Polyethylene-HDPE).  Túi nilon có các đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém.

HDPE thường dùng để sản xuất loại túi nilon có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát (nên thường gọi là túi xốp). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi nilon đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ. Túi nilon làm màng LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp HDPE. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HDPE, nhưng chất lượng túi nilon sẽ tốt hơn. Túi LDPE thường gặp là các loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, thường in quảng cáo sản phẩm, in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp.

Túi nilon làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn. Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá – thực phẩm.

2. Trong cuộc sống  sinh hoạt và sản xuất hiện nay, con người ngày càng sử dụng nhiều tới túi nilon, vậy điều đó có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và môi trường sống của chúng ta?

Khi sản xuất túi nilon, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..), chất hóa dẻo, ….đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70-80oC, phụ gia độc hại chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, một số chất hóa dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Nếu sử dụng túi nilon để đựng các thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại tạo chất có thể gây ung thư.

Bên cạnh đó, túi nilon được sản xuất từ PE và PP đều là những vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường (khoảng hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn) nên việc sử dụng túi nilon sẽ ảnh xấu đến môi trường sống của con người. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, rác thải từ túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan môi truờng.

3. Tiêu hủy túi nilon như thế nào là đúng cách?  Nếu tiêu hủy sai cách thì có hậu quả ra sao?

Người tiêu dùng cần phân loại rác thải là túi nilon ngay sau khi sử dụng để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ hoặc tái sản xuất để đảm bảo an toàn về môi truờng. Không được tự ý chôn lấp vì sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nuớc, cũng không được đem đốt vì khi đốt cháy nilon sẽ tạo thành khí cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin (có trong chất độc màu da cam) là chất cực độc gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khoẻ và môi trường sống của con người.

 4. Lời khuyên nào cho người sử dụng túi nilon để giảm thiểu tối đa tác hại mà nó mang lại?

Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.

Sử dụng túi nilon thuận tiện và hữu ích, việc sử dụng túi lion là một biện pháp khá tốt, bên cạnh đó chúng ta nên sử dụng túi nilon một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải ra môi trường, tái chế sử dụng nó để góp phần làm sạch môi trường và tô sắc cho cuộc sống nơi bạn đang ở, và dưới đây là một số ý tưởng khá là hay khi các bạn biết tận dụng túi nilon cũ để làm đồ trang trí cho căn phòng của chính mình thêm sống động đầy màu sắc:

 

Tận dụng túi nilon cũ để làm hoa mẫu đơn

 

Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Và dù cho bạn có tái chế, sử dụng những bịch nilon cũ với nhiều nếp nhăn nhó đi chăng nữa, thì tự thân nó vẫn tồn tại một vẻ đẹp, sức hấp dẫn không thể cưỡng.

Chuẩn bị:
– Túi nilon sạch
– Dây buộc
– Kéo

hoa_mau_don_nilong1

Bước 1:

hoa_mau_don_nilong2

– Trước tiên, các bạn cần cắt bỏ phần quai túi đi.

Bước 2:

hoa_mau_don_nilong3

– Giờ thì cắt ngang phần thân túi thành những dải nilon rộng khoảng 3cm – 5cm tùy vào độ lớn của hộp quà.

hoa_mau_don_nilong4

– Nếu dải nilon của bạn quá dài thì nên cắt làm đôi hoặc làm ba cho ngắn bớt đi nhé!

Bước 3:

hoa_mau_don_nilong5

– Xếp các dải nilon lại với nhau rùi buộc túm ở giữa nè.

Bước 4:

hoa_mau_don_nilong6

– Cắt bớt phần đầu của nilon đi. Ở đây, các bạn có thể cắt thành đường thẳng, đường lượn sóng hoặc đường zic zắc đều được.

Bước 5:

hoa_mau_don_nilong7

– Giờ chỉ việc giở các lớp nilon ra thôi.

hoa_mau_don_nilong8

– Cuối cùng là gắn chiếc nơ xinh này vào món quà cần tặng nghen.

hoa_mau_don_nilong9
Trông sẽ như thế này này…

hoa_mau_don_nilong10

 

LÀM HOA HỒNG TỪ TÚI NILON

LÀM HOA HỒNG TỪ TÚI NILON

 

hoahong1Có nhiều loại vật liệu bạn có thể sử dụng để làm hoa hồng như vải, nỉ, giấy,…v..v..Nhưng hôm nay Hoicongai.net sẽ giới thiệu một nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm lại vô cùng hạt dẻ dành cho những cô nàng thích hoa hồng nhiều màu sắc – túi nilon

Túi nilon là một vật dụng dễ kiếm, màu sắc đa dạng, bền màu . Những bông hoa hồng được làm ra từ túi nilon sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đó . Hãy cũng DIY nào !

Chuẩn bị: 

  • Túi nilon với màu sắc khác nhau
  • Dây điện
  • Dây ruy băng óng ánh
  • Kéo
  • Kìm
  • Keo dán
  • Một khối hình trụ như một chén nhỏ

Cách làm

  1. Thu thập túi nhựa với tất cả các loại màu sắc.

hoahong2

2. Cắt túi nilon thành nhiều mảnh nhỏ

hoahong3

3. Làm khung cho hình cánh hoa, để làm được điều này, chúng ta sẽ quấn dây xung quanh một vật hình trụ và xoắn chặt vào cuối với sự giúp đỡ đắc lực của chiếc kìm. Tạo ra nhiều hình phụ thuộc vào các chi tiết của những bông hoa hồng.

hoahong4

4. Bọc miếng nhựa xung quanh khung cánh hoa và xoắn thắt chặt tại các cuối của các dây. Cắt dư xung quanh các cạnh và sử dụng keo để bảo đảm các mảnh nhựa để cạnh.

hoahong5

5. Làm tương tự và biến tấu để được những hình dạng cánh hoa khác

hoahong6

6. Kết nối các cánh hoa để làm thành bông hoa hồng. Bắt đầu ở giữa với cánh hoa dài và hẹp , sau đó sử dụng những cánh hoa tròn cho lớp bên ngoài. Bạn có thể kết hợp màu sắc khác nhau của cánh hoa. Gắn ruy băng óng ảnh để trang trí và bảo vệ bằng keo.

hoahong7

7. Hãy thử những bông hoa có màu sắc khác nhau cùng các sợi ruy băng khác nhau.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

hoahong11

hoahong12

hoahong10

hoahong9

hoahong8

Những bông hoa xinh từ túi nilon cũ

Đã bao giờ bạn có ý định tái chế túi nilon chưa?!

Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:

– Túi nilon cũ
– Keo nến
– Bút dạ, kéo

hoa-nilon-17-9

Đến phần hành động này:

Bước 1:

– Cắt bỏ phần quai túi và đáy túi nè.

hoa-nilon-17-9-1

Bước 2:

– Tiếp theo, gập đôi túi nilon rùi cắt lượn một đường nhỏ ở nếp gập để được cánh hoa nhé!

hoa-nilon-17-9-2

Bước 3:

– Mở ra cánh hoa sẽ có hình như vầy đó!

hoa-nilon-17-9-3

Bước 4:

– Tiếp theo, lấy cánh hoa vừa cắt được căn ke lên túi để làm thêm nhìu cánh hoa nữa nha!

hoa-nilon-17-9-4

Bước 5:

– Chúng mình cần 5 cánh hoa để có 1 bông hoa xinh nghen!

hoa-nilon-17-9-5

Bước 6:

– Cuối cùng, dùng keo nến (hoặc băng dính hai mặt) gắn mép của các cánh hoa lại với nhau là hoàn thành rồi đó!

hoa-nilon-17-9-6

Xem sản phẩm đây này:

hoa-nilon-17-9-7

Cái này có thể dùng để trang trí trong nhà hay hộp quà đều được đấy!

hoa-nilon-17-9-8

Nếu làm nhiều lớp cánh thì hoa sẽ được như thế này này…

Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm có thể tận dụng từ túi nilon như chế tạo quả cầu hoa đẹp không tưởng, làm diều bằng túi nilon siêu nhẹ, siêu tiện lợi, nhanh chóng mà lại đẹp mắt, làm hoa cài tóc siêu dễ thương

Facebook Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *